Để chữa đau mỏi vai gáy bằng ngải cứu, có thể áp dụng bằng nhiều cách khác nhau như là: uống nước ngải cứu, đắp lá, chườm nóng... Hoặc cũng có thể kết hợp với một số loại dược liệu khác để hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả hơn. Dưới đây là một số cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu được chia sẻ:
1/ Chườm nóng ngải cứu chữa đau vai gáy
Đây là phương pháp chữa đau vai gáy bằng ngải cứu đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả khá nhanh; đồng thời cũng tránh được những tổn thương do vùng vai gáy chèn ép.
Cách thực hiện: Dùng một nắm lá ngải cứu rửa sạch, để ráo. Sau đó bắt lên chảo và rang cho thật khô, nóng ở nhiệt độ cao thì cho thêm 1 nắm muối hột vào rang cùng. Sau đó, cho hỗn hợp vào túi chườm, để nguội bớt rồi chườm trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau mỏi. Ban có thể thực hiện 3 lần/ tuần cho đến khi tình trạng đau nhức được cải thiện.
** Lưu ý: Trong quá trình chườm không nên để quá nóng gây bỏng rát da, nhưng cũng không để nguội quá thì hấp thu giảm đai không tốt.
2/ Chườm lạnh – cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
So với chườm nóng, thì chườm lạnh ngải cứu ít được áp dụng hơn, tuy nhiên nó vẫn đem đến những hiệu quả nhất định như: làm tăng ngưỡng kích thích của sợi cơ, co mạch giãn cơ, cải thiện tuần hoàn máu; tăng lưu thông máu đến vùng tổn thương để giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu rửa sạch, để ráo và sau đó cho vào nồi, thêm khoảng 300ml nước vào nồi (ngập phần lá ngải cứu), cho thêm một ít muối và nấu sôi khoảng 10 phút, tắt bếp. Để nước nguội và cho vào túi chườm, bỏ thêm nhiều đá lạnh (dạng viên nhỏ) chườm trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau; xoa nhẹ nhàng theo hình tròn đồng tâm khoảng 5-10 phút. Lấy bọc đá ra, dùng khăn sạch, mềm lau vùng vai gáy.
** Lưu ý: Sau khi chườm lạnh, bạn có thể bôi một lớp kem dưỡng (thành phần trung tính), vaselin... lên vùng chườm, để tránh tổn thương, bỏng rát do lạnh.
3/ Uống nước từ lá ngải cứu
Uống nước sắc lá ngải cứu là cách khá thông dụng, nhằm tăng cường lưu thông máu, hạn chế dây thần kinh chèn ép, giúp giảm đau nhức vai gáy hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu sử dụng đúng cách thì nó còn có tác dụng trong điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh khá hữu hiệu...
Cách thực hiện: Dùng một nắm lá ngải cứu tươi, đem đi rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, bạn cho lá ngải cứu vào máy xay sinh số, thêm 1 ít muối vào và xay nhuyễn. Lọc (ray) lấy nước cốt ngải cứu uống, bỏ phần ác. Một ngày bạn có thể sử dụng một ly nhỏ để giúp giảm cảm giác đau nhức vai gáy.
**Lưu ý: Nước ngải cứu có vị đắng và mùi hắc nên nhiều người có thể không chịu được, bạn nên cân nhắc khi sử dụng cách này.
4/ Kết hợp dùng ngải cứu với gừng tươi
Cách sử dụng ngải cứu và gừng tươi chữa đau vai gáy được áp dụng trong trường hợp các cơn đau nhức này do tiếp xúc mưa/gió hoặc nhiễm lạnh gây nên. Bởi nhiệt độ lạnh khiến các gân, cơ bị co rút và giảm lưu thông máu; gây co cứng, đau nhức, tê bì...
Bài thuốc với tính ấm, hành khí, tán phong hàn, tăng lưu thông khí huyết, giãn cơ vùng cổ và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động.
Cách thực hiện: Chuẩn bị một củ gừng tươi và một nắm lá ngải cứu, đem đi rửa sạch, để ráo nước và giã nát 2 dược liệu này. Sau đó cho vào chảo rang đều cho đến khi nóng thì tắt bếp và cho vào túi vải, dùng để chườm/ đắp lên vùng vị trí đau nhức.
5/ Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu kết hợp lá lốt
Trong ngải cứu và lá lốt chứa nhiều dược tính như Sitosterol, Atemose, Thujone,… có tác dụng rất tốt trong giúp thư giãn gân, giảm đau nhức và tê mỏi vai gáy
Cách thực hiện: Chuẩn bị lá lốt (250g), ngải cứu (250g) đem đi rửa sạch, vớt để ráo nước. Sau đó đem đi đã dập 2 nguyên liệt trên; sau đó cho khoảng 100ml giấm gạo nếp vào đảo đều. Sao nóng hỗn hợp rồi đổ ra miếng vải sạch; chườm lên vùng bị đau khoảng 20 phút và thực hiện mỗi ngày 2 lần cho đến khi bệnh thuyên giảm.
** Chú ý canh thời gian sao hỗn hợp và để nguội 1 chút đã chườm, tránh làm bỏng rát vùng da chườm.
LƯU Ý KHI ÁP DỤNG NGẢI CỨU CHỮA ĐAU VAI GÁY
Ngải cứu là thảo dược Đông Y lành tính, sử dụng khá an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, để việc chữa đau vai gáy an toàn, phát huy được hiệu quả tối đa, tránh được các rủi ro phát sinh, trong quá trình điều trị, cần lưu ý đến một số các vấn đề sau:
+ Lựa chọn ngải cứu và các nguyên liệt kết hợp sạch, tránh tồn dư hóa chất
+ Rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, kí sinh trùng và các loại giun sán nếu dùng đường uống
+ Phụ nữ mang thai bị đau vai gáy không nên uống nước ngải cứu vì có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai.
+ Một vài trường hợp sử dụng xuất hiện tình trạng mẩn ngứa, rát da (hoặc đường uống bị tiêu chảy, đau bụng)… cho thấy bạn bị dị ứng và không phù hợp sử dụng dược liệu này.
+ Việc sử dụng cần thực hiện đúng cách, đúng quy trình; tránh lạm dụng gây “phản tác dụng” nguy hiểm hơn.
+ Việc áp dụng chữa đau vai gáy bằng ngải cứu cần kết hợp chế độ ăn uống, vận động phù hợp, sinh hoạt khoa học. Đặc biệt là thăm khám bác sĩ xác định nguyên nhân, tác động điều trị đúng cách để các vấn đề đau nhức được cải thiện đạt kết quả cao.
Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/thuc-hu-hieu-qua-bai-thuoc-chua-dau-vai-gay-bang-ngai-cuu.html
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu