Đối với người khỏe mạnh thì tập luyện giúp gân cốt dẻo dai, đốt cháy mỡ thừa, tăng cường sức khỏe,… Riêng bệnh nhân gout, các bài tập cần được chọn lọc cho phù hợp để tránh tác dụng ngược.
1/ Bài tập yoga tư thế ôm gối
Bài tập này có tác dụng tương tự tư thế em bé. Bạn có thể kết hợp với nhiều động tác khác để tác động đến các vị trí xương khớp. Cách thực hiện:
+ Nằm ngửa trên thảm yoga hoặc nệm mỏng, thả lỏng tay chân.
+ Nâng 2 bên gối lên phía trên của cơ thể, dùng tay kéo gối về phí cổ.
+ Nâng nhẹ cổ và đầu về hướng phía bụng, duy trì tư thế trong khoảng 30 giây.
Thực hiện lại 5 – 10 lần , giữa mỗi lần có nghỉ ngơi một chút. Bài tập yoga tư thế ốm gối giúp cải thiện độ linh hoạt và dẻo dai của cơ thể.
2/ Ngồi thiền tốt cho bệnh nhân gout
Ngồi thiền là một tư thế quen thuộc trong bộ môn yoga nói chung. Nó đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần một không gian yên tĩnh và thoáng khí là có thể thực hiện ngay. Cách tập:
+ Có thể mở một bản nhạc thiền hoặc không.
+ Ngồi xếp bằng trên sàn nhà hoặc thảm yoga, tay buông lỏng đặt trên đùi.
+ Lưng thẳng, hướng mắt thẳng về phía trước, mắt nhắm lại.
+ Hít thở nhẹ nhàng, duy trì động tác trong vòng 3 – 5 phút.
Bạn nên ngồi thiền vào buổi sáng để hấp thụ không khí trong lành, điều hòa cơ thể, hơi thở và giúp giảm căng thẳng lên hệ thống thần kinh. Tuần hoàn máu cũng tốt hơn, xương khớp được cải thiện đáng kể.
3/ Tư thế yoga rắn hổ mang
Bài tập này giúp vùng đốt sống thắt lưng và hệ xương nói chung được dẻo dai hơn. Ngoài ra nó còn điều hòa lượng máu tuần hoàn, hỗ trợ tiêu hóa. Cách thực hiện:
+ Nằm sấp trên thảm yoga hoặc nệm mỏng, 2 chân mở rộng bằng hông.
+ Tay thả lỏng, trán vừa chạm xuống thảm hoặc nệm.
+ Chống 2 tay xuống dưới để nâng phần thân trên lên, giữ nguyên phần thân dưới.
+ Duy trì tư thế này khoảng 1 phút, làm lại 3 – 5 lần.
Bài tập yoga tư thế rắn hổ mang không chỉ hỗ trợ điều trị gout mà còn có tác dụng đối với bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống lưng, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm,…
4/ Yoga tư thế chiến binh
Bài tập này tiêu thụ calo nhiều hơn, đòi hỏi vận động toàn bộ cơ thể. Nó tác động sâu trong cơ bắp và các khớp xương. Tư thế chiến bình còn có hiệu quả với người béo phì. Cách thực hiện:
+ Đứng thẳng, đưa chân phải về phía sau, chân trái khụy xuống góc 90 độ.
+ Chắp 2 bàn tay lại, đưa lên cao hơn đầu, kéo cơ thể về phía sau, hít thở đều đặn.
+ Làm tương tự và đổi chân, thực hiện 10 lần trong buổi tập.
Tùy vào tình trạng sức khỏe và các cơn đau, bệnh nhân cân đối số lần tập. Nếu phát sinh đau nhức, khó chịu, thì nên tạm dừng để nghỉ ngơi, tránh tác dụng ngược.
5/ Yoga tư thế em bé
Người bệnh gout tập tư thế em bé trong yoga sẽ giúp tác động đến hông, mông, đùi, mắt cá chân,… Lưu ý, không tập bài này khi mới ăn no hoặc cách bữa ăn chưa đến 4 tiếng đồng hồ. Cách thực hiện:
+ Quỳ bệt dưới thảm, chân gập lại, mu bàn chân tiếp xúc mặt sàn.
+ Từ từ gập người về phía trước 2 đùi, để trán chạm xuống sàn.
+ Đưa 2 tay lên qua đầu, buông lỏng, 2 bàn tay úp xuống sàn.
+ Thở ra hít vào đều đặn, duy trì trạng thái khoảng 1 – 3 phút.
Còn một lưu ý nữa đối với bài tập này, đó là bệnh nhân có vấn đề về huyết áp thì nên hạn chế tập. Bạn có thể lựa chọn ngồi thiền hoặc tư thế ôm gối để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/huong-dan-5-bai-tap-yoga-cho-nguoi-benh-gout.html
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu