Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc khác nhau chữa tê bì chân tay, tuy nhiên, dùng thuốc gì sẽ được bác sĩ kê đơn phù hợp vào mức độ bệnh lý. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc dưới đây:
Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol là loại thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng tê nhức cơ bản. Thuốc có tác dụng với những người mắc bệnh xương khớp. Loại thuốc giảm đau này tương đối an toàn nên hầu như đối tượng nào cũng có thể sử dụng được.
+ Công dụng: Làm giảm các cơn đau khi cơn tê nhức xuất hiện, đồng thời làm hạ sốt ở các trường hợp sốt cao.
+ Cách sử dụng: Bệnh nhân sử dụng từ 1 – 2 viên mỗi ngày, không quá 4gram/ngày
Thuốc giảm đau và kháng viêm NSAID
Ngoài tác dụng giảm đau như Paracetamol, thì thuốc NSAID còn có tác dụng chống viêm hiệu quả với những người mắc bệnh viêm khớp hay thoái hóa các khớp.
Thuốc hoạt động thông qua việc ức chế các enzyme cyclooxygenase để làm giảm khả năng tổng hợp prostaglandin trong tế bào. Ngoài ra trong thuốc còn giảm sự chèn ép lên dây thần kinh hiệu quả.
+ Chống chỉ định: Thuốc không được khuyến khích với những người có vết thương hở, phụ nữ có thai, hoặc mắc các bệnh nền như gan, thận
Thuốc chống trầm cảm Milnacipran
Đây cũng là loại thuốc được dùng để điều trị những cơn tê bì chân tay hoặc đau do ảnh hưởng của cơ bắp, dây bằng và các mô sụn. Bên cạnh đó thuốc còn giúp khôi phục sự cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.
+ Liều dùng: Với người lớn có thể uống từ 5 – 100mg, uống 2 lần/ngày, có thể tăng liều uống theo từng này.
+ Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định với những người bị dị ứng với thành phần của, bị bệnh liên quan đến đến gan, thận hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh về tim mạch, thần kinh,...
Thuốc trị tê bì chân tay Corticosteroid
Loại thuốc điều trị tê bì chân tay này được dùng cho những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng, có tác dụng giảm đau nhanh chóng, kháng viêm mạnh mẽ.
Ngoài dạng thuốc tiêm, thì Corticosteroid còn được điều chế dưới dạng thuốc uống, thuốc bôi, thuốc hít,… tuy nhiên thuốc tiêm vẫn cho hiệu quả nhanh chóng nhất.
+ Cách thực hiện: Người bệnh tìm đến bác sĩ chuyên khoa để tim vào ổ khớp bị tê. Liều lượng chỉ được tiêm 3 lần/năm và cần theo dõi sau tiêm.
Thuốc chữa tê bì chân tay Gabapentin
Loại thuốc này có tác dụng làm ức chế tình trạng đau của các dây thần kinh ngoại biên, đau dây thần kinh do đái tháo đường, dây thần kinh sinh ba và các hội chứng ở chân.
+ Liều dùng: Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc với lượng từ 300 – 1800mg/ngày và có thể tăng liều dùng.
+ Chống chỉ định: Thuốc không được khuyến khích dùng cho những người có tiền sử mắc bệnh thận, phụ nữ đang hoặc có ý định mang thai, người sắp phẫu thuật.
Thuốc trị tê bì chân tay và làm giãn cơ Mydocalm
Mydocalm là loại thuốc có tác dụng làm giãn cơ được sử dụng nhiều trong các đơn thuốc điều trị xương khớp và tê bì chân tay hiện nay mà bác sĩ cấp cho bạn.
+ Công dụng: Cải thiện triệu chứng đau nhức, tê bì liên quan đến khớp cổ, khớp vai, thắt lưng và hội chứng về tay chân. Bên cạnh đó còn giảm tê liệt cứng do tủy, bệnh lý mạch máu não, thoái hóa gây chèn ép rễ thần kinh gây tê tay.
+ Chống chỉ định: Người có mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc có rối loạn chức năng về gan, thận
Nhóm thuốc trị tê bì chân tay vitamin B (B1, B6, B12)
Đây là nhóm thuốc có tác dụng hỗ trợ làm tăng hiệu quả cho các tế bào thần kinh, thúc đẩy phục hồi các tổn thương ở cơ và thần kinh.
+ Công dụng: Giúp làm giảm đau ở dây thần kinh và các rối loạn thần kinh ngoại vi
Các bài thuốc đông y trị tê bì chân tay
Bên cạnh các loại thuốc tây y, kháng sinh chữa tê bì chân tay thì một số loại thuốc được bào chế dưới dạng đông y còn sẽ được bác sĩ kê đơn. Các loại thuốc đông y được bào chế bằng những dược liệu tự nhiên như: Phục linh, Quế chi, Bạch truật, Bạch chỉ, Đẳng Sâm,… giúp bệnh nhân dễ dàng lưu thông khí huyết, bồi bổ máu, giúp thoải mái tinh thần và dễ dàng vận động linh hoạt.
LƯU Ý NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC CHỮA TÊ BÌ CHÂN TAY
Tuy mang lại hiệu quả nhưng bất kỳ loại thuốc nào cũng sẽ gây ra tác dụng phụ của nó không nhiều thì ít. Một số tác dụng phụ của các bài thuốc chữa tê bì chân tay được nghiên cứu như sau:
+ Có thể ảnh hưởng đến dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
+ Sử dụng quá liều có thể gây suy tủy, suy thận, giảm bạch cầu,…
+ Bệnh nhân có thể bị buồn nôn, khô miệng, chán ăn, chóng mặt, hoa mắt,…
+ Tăng huyết áp, tim đập nhanh, da vàng, co giật, đau bụng, nước tiểu sẫm màu
+ Dễ bầm tím, chảy máu, ói mửa
+ Sốt phát ban, đau nhức cơ thể, sưng hạch
+ Buồn nôn, ói mửa, cơ thể sưng tấy
+ Bệnh nhân bị ho, sốt, khó thở
+ Có hiện tượng động kinh
Nếu trong quá trình dùng thuốc mà xuất hiện những triệu chứng trên thì người bệnh nên cần trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra. Tuyệt đối không nên tự ý đổi sang thuốc khác khi chưa được bác sĩ chỉ định.
Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/te-bi-chan-tay-uong-thuoc-gi-hieu-qua-bao-lau-thi-khoi.html
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu